Kinh nghiệm
Maicom có đội ngũ kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại Học hàng đầu về chuyên nghành kỹ thuật như Bách Khoa, Xây Dựng, Kiến Trúc, Công Nghiệp, … đã kinh qua nhiều năm kinh nghiệm thi công các công trình cho Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Sing, …
1. Kinh nghiệm là một tập hợp những tri thức có tính chất cảm tính, được thu nhận và thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Trong quá trình tác động giữa con người với thế giới hiện thực, gắn liền với và thông qua hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp thu nhận, tích lũy và hình thành những thông tin nhất định. Những thông tin này bước đầu mới phản ánh một số thuộc tính đơn giản, bề mặt của đối tượng. Sau đó, nhờ lặp đi lặp lại và được củng cố cùng với những kỹ năng hoạt động của con người, những thông tin đó được tập hợp thành những tri thức mang tính trực quan, đó là kinh nghiệm. Vậy kinh nghiệm là một hình thức phản ánh thế giới khách quan. Nói kinh nghiệm là một táp hợp tri thức có tính chất cảm tính, điều đó không có nghĩa đồng nhất kinh nghiệm với cảm tính. Hơn nữa, việc tách nhận thức thành hai hình thức cảm tính, lý tính chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt nhận thức luận. Thực tế cho thấy, không có một kết quả của một quá trình nhận thức nào lại không phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa hai hình thức cảm tính và lý tính. Kinh nghiệm không thể là cảm tính với nghĩa là những hình thức cảm giác, tri giác… Tính chất cảm tính trong kinh nghiệm nói lên tính chất, cấp độ phản ánh của kinh nghiệm. Kinh nghiệm phản ánh chủ yếu dựa vào quan sát trực quan, vào những hoạt động có tính chất thực nghiệm và vào những quá trình trao đổi thông tin mang tính trực tiếp khác. Kinh nghiệm cũng đạt tới trình độ khái quát trừu tượng hóa nhất định (tức là phải có sự tham gia của lý tính) chứ không thể chỉ dừng lại ở những tập hợp tri giác, biểu tượng của quá trình nhận thức cảm tính.
Là kết quả của một quá trình phản ánh thế giới khách quan của con người, kinh nghiệm có ưu thế ở tính phàn ánh sinh động, trực tiếp. Nguồn gốc và nội dung phản ánh của kinh nghiệm thuộc về hiện thực, về thực tiễn đời sống. Đó là chỗ khác căn bản giữa kinh nghiệm với tính chất tư biện thường được suy luận theo lôgic hình thức, chủ quan. Bởi vậy, trong quá trình phản ánh thế giới khách quan của con người, kinh nghiệm luôn là mạt yếu tố cần thiết. Song cũng cần thấy rằng, với tính chất phản ánh đó, tác dụng của kinh nghiệm là rất có hạn, giá trị của sự khái quát không cao. Nói cách khác kinh nghiệm chỉ phản ánh thích hợp cho những không gian, thời gian nhất đinh, cụ thể mà thôi, và trong những điều kiện, những tính huống mới xuất hiện thì kinh nghiệm đó dễ trở nên bất cập.
2. Kinh nghiệm là một trình độ phản ánh hiện thực của con người. Như đã biết, nhận thức là quá trình hình thành, phát triển của những trình độ phản ánh khác nhau và liên hệ hữu cơ với nhau. Đó là cảm tính với lý tính hay kinh nghiệm với lý luận.
Kinh nghiệm và lý luận là hai cấp độ phản ánh có vi trí tác dụng riêng nhưng chúng nương tựa, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình sản xuất ra tri thức khoa học. Trong toàn bộ quá trình nhận thức, kinh nghiệm có vai trò như “chiếc cầu” chuyển tải những thông tin, tri thức từ thế giới đối tượng vào tư duy, hệ thống hóa thành những tri thức lý luận và ngược lại. Trong quá trình chuyển tải đó, kinh nghiệm thường không tách rời những hoạt động có tính vật chất, cụ thể, những quan sát trực quan và những trao đổi thông tin trực tiếp từ một chủ thể khác về đối tượng nói chung. Cho nên, trong nhận thức, vai trò của kinh nghiệm là tất yếu. Song, khác với chủ nghĩa kinh nghiệm, CNDV biện chứng đánh giá một cách đúng đắn, khách quan vai trò, tác dụng của kinh nghiệm. Trong quá trình phản ánh, kinh nghiệm thể hiện không những là một trình độ mà còn là một phương pháp cho quá trình phản ánh. Điều này, khiến CNDV biện chứng khắc phục những quan niệm duy tâm cực đoan hay duy vật tầm thường về kinh nghiệm. Đánh giá đúng tính chất, cấp độ và giới hạn của kinh nghiệm là căn cứ cơ bản nhất để các định bản chất của kinh nghiệm. Nó còn là cơ sở chỉ rõ sự phát triển tất yếu của kinh nghiệm. Không dừng lại theo nghĩa thông thường của kinh nghiệm, với sự tác động, sự thâm nhập của lý luận và của tư duy khoa học, kinh nghiệm được lý luận hóa, trí tuệ hóa, trở thành những kinh nghiệm khoa học, góp phần như một công cụ sắc bén để đẩy nhận thức lên một trình độ cao hơn trong quá trình tiếp cận chân lý. Hơn nữa, công nhờ lý luận và dựa vào những căn cứ khoa học, kinh nghiệm mới được hình thành một cách khoa học hơn, khắc phục được hạn chế chủ nghĩa kinh nghiệm. Engen đã khái quát luận điểm này như sau: “Trong kinh nghiệm, cái quan trọng chính là trí tuệ mà người ta dùng để tiếp xúc với hiện thực… Một trí tuệ vĩ đại, thực hiện được những kinh nghiệm vĩ đại và thấy được cái gì là quan trọng trong sự vận động muôn vẻ của các hiện tượng”.
3. Kinh nghiệm là sự kiểm nghiệm của tri thức lý thuyết đã được khái quát, hệ thống hóa trong tư duy. Kinh nghiệm không dừng lại ở những dạng thức thông thường dựa vào quan sát và thực nghiệm, nó còn được nâng lên tầng lý luận. Đó là giai đoạn mà kinh nghiệm được kết hợp với sự xử lý của khoa học đề thành lý luận góp phần phản ánh cái bản chất, cái quy luật của đối tượng. Đạt đến trình độ này, kinh nghiệm phát triển theo hướng sau: Từ sự quan sát và hoạt động thực nghiệm… kinh nghiệm “Nhưng trong kinh nghiệm, chúng ta thấy nó, sự hiểu biết nghiệm được đem lại từng đoạn những đoạn ấy mà chúng ta mới là bản thân chúng ta”.